Thứ tư, 23-07-2014 , 05:50:00 PM

 
1. Vi phạm điều cấm của xã hội

1.1. Thế nào là điều cấm của pháp luật?
Để bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội, bảo vệ quyền tự do và lợi ích của người khác, hệ thống pháp luật nào cũng có những quy định cấm một số hành vi nhất định mà người ta không được làm.

Tuy nhiên, việc giải thích điều cấm của pháp luật cũng được thực hiện khác nhau ở mỗi hệ thống pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung cũng như nhiều năm sau đó, ở Việt Nam hầu như tất cả các điều cấm của pháp luật trong mọi lĩnh vực đều được áp dụng đối với pháp luật về hợp đồng.
 
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu A đã nhập khẩu bột mỳ để bán cho một doanh nghiệp làm bột mỳ. Hợp đồng được giao kết và đã được thực hiện. Tuy nhiên, có một vài vấn đề nhỏ về phí lưu kho không được giải quyết nên A đã kiện B ra tòa. Căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Tòa sơ thẩm đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu vì A và B đã thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ, do đó đã vi phạm điều cấm của pháp luật.
 
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Bộ luật dân sự năm 1995, Luật thương mại đều quy định việc thanh toán phải bằng đồng Việt Nam (VND). Nghị định về quản lý ngoại hối cũng quy định chỉ những tổ chức, cá nhân được phép thanh toán bằng ngoại hối mới được thanh toán bằng ngoại hối.
 
Bản án này của Tòa án đã gây ra một cuộc tranh luận trong giới luật học ở Việt Nam. Đa số luật gia đã cho rằng A và B không kiện nhau về phương thức thanh toán, vì vậy Tòa án không có thẩm quyền giải quyết vấn đề phương thức thanh toán (nguyên tắc của tố tụng dân sự là Tòa án chỉ giải quyết theo yêu cầu của đương sự). Việc thanh toán bằng ngoại tệ vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối, cần xử lý bằng cách phạt hành chính mà không nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
 
Từ quan điểm này, Bộ luật dân sự 2005 đã bỏ quy định việc thanh toán phải bằng đồng Việt Nam như đã quy định tại Bộ luật dân sự năm 1995, đồng thời Quốc hội cũng đã tuyên bố Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 hết hiệu lực. Điều đó không đồng nghĩa với việc tự do ngoại hối, nếu các bên vi phạm về quản lý ngoại hối trong thanh toán sẽ bị xử phạt hành chính, tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ không bị vô hiệu.
 
Khái niệm vi phạm điều cấm trong pháp luật hợp đồng theo Bộ luật dân sự đã thu hẹp hơn, chỉ trong trường hợp khi mục đích và nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm thì hợp đồng không có hiệu lực. 
 
Ví dụ:
 
A và B ký kết các hợp đồng mua bán ma túy và môi giới mại dâm, hợp đồng không có hiệu lực vì nội dung của giao dịch vi phạm điều cấm.
 
A thỏa thuận với B nhờ B đưa thả thức ăn có độc hại vào khu chăn nuôi gia súc của C, hợp đồng không có hiệu lực vì mục đích của giao dịch vi phạm điều cấm.
 
A ký hợp đồng thuê B vận chuyển hàng hóa cho mình, B đã sử dụng phương tiện vận tải không đủ điều kiện an toàn để chuyên chở hàng hóa. B sẽ bị xử phạt hành chính theo pháp luật về an toàn giao thông vì đã vi phạm điều cấm. Hợp đồng vận chuyển giữa A và B vẫn có hiệu lực vì nội dung của hợp đồng là vận chuyển hàng hóa. Sử dụng phương tiện như thế nào chỉ là phương thức để thực hiện hợp đồng.
 
Trở lại vụ kiện liên quan đến thanh toán bằng ngoại tệ đã bị Tòa sơ thẩm tuyên bố vô hiệu, nếu giải quyết theo BLDS thì kết quả sẽ như thế nào? Hợp đồng sẽ không bị tuyên bố vô hiệu vì nội dung cũng như mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật. Mặt khác, các bên cũng không có tranh chấp về việc thanh toán bằng ngoại tệ và không có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về thanh toán bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, theo pháp luật về quản lý ngoại hối, các bên sẽ bị phạt hành chính do vi phạm các quy định về quản lý ngoại hối.
 
1.2. Thế nào là vi phạm đạo đức xã hội?
 
Đạo đức xã hội không phải là một khái niệm pháp luật, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế... Hầu hết các hệ thống pháp luật không có giải thích chính thức về vấn đề này. Các thẩm phán, trọng tài viên thường căn cứ vào án lệ hoặc tư duy theo lô-gích của mình để giải thích.
 
Đạo đức xã hội là những hành vi được số đông trong xã hội ứng xử và chấp nhận. Hành vi trái với với những hành vi đó có thể coi là trái với đạo đức xã hội.
 
Ví dụ: A đã thuê thiết kế sửa nhà mình để có cửa nhà vệ sinh hướng thẳng vào cửa chính, nơi đặt bàn thờ của gia đình hàng xóm vì muốn gia đình hàng xóm mở cửa chính sang hướng khác cho nhà A đẹp hơn. Hợp đồng thuê thiết kế sửa nhà sẽ không có hiệu lực vì mục đích của hợp đồng vi phạm đạo đức xã hội.
 
Trong thương mại quốc tế, các hợp đồng vi phạm trật tự công cộng thường cũng bị coi là không có hiệu lực. Trật tự công cộng cũng là một vấn đề không được quy định rõ bằng pháp luật và thường được giải thích theo án lệ, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.

Ví dụ: A thuê B chở hoá chất trên một con tàu chở khách. Hoá chất này gây ô nhiễm trên con tàu, làm phương hại đến hành khách. Hợp đồng chuyên chở này bị coi là vô hiệu vì trái với trật tự công cộng.

(còn nữa)

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông


___________________________
Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông ....http://luatsuadong.vn/chi-tiet-tin/99
_______________________

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê