Thứ sáu, 11-07-2014 , 04:46:00 PM

1. Năng lực hành vi dân sự của cơ quan Nhà nước
 
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước cũng cần giao kết các hợp đồng như xây dựng trụ sở, sửa chữa trụ sở, mua sắm trang thiết bị, yêu cầu cung cấp dịch vụ như cung cấp điện, cung cấp nước, dịch vụ viễn thông, internet.. .Trong các quan hệ đó, Nhà nước là một chủ thể của pháp luật hợp đồng. Tuy nhiên đây là một loại chủ thể đặc biệt, khi giao kết hợp đồng với cơ quan nhà nước, cần chú ý một số vấn đề cơ bản như:
 
* Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước đó. Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vì vậy mỗi cơ quan nhà nước chỉ được thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định và các hoạt động hỗ trợ để thực hiện các nhiệm vụ đó. Khi giao kết hợp đồng với cơ quan nhà nước để thực hiện một công việc không liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó, hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Ví dụ: để tận dụng tiền nhàn rỗi của cơ quan nhà nước A, doanh nghiệp đã ký một hợp đồng bán gạo cho cơ quan A để xuất khẩu. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực, vì cơ quan A không có chức năng, nhiệm vụ mua bán lương thực.
 
* Cơ quan nhà nước có người đại diện, người đại diện là người thay mặt cơ quan để giao kết hợp đồng. Người đại diện có thể ủy quyền cho người khác, tuy nhiên không phải uỷ quyền cho bất kỳ người nào mà chỉ những người mà pháp luật quy định được nhận uỷ quyền từ người đại diện.
 
* Trong một số trường hợp pháp luật có thể cấm người úy quyền không được ủy quyền, khi đó bất kỳ sự ủy quyền nào cũng không có hiệu lực.
Để có thể biết được việc ủy quyền trong cơ quan nhà nước, có thể tìm hiểu vấn đề trong các văn bản pháp luật quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cũng như quy chế hoạt động của cơ quan đó.
 
* Nhiều hợp đồng với cơ quan nhà nước phải được giao kết và thực hiện theo một phương thức nhất định, ví dụ: bắt buộc đấu thầu. Nếu không tuân theo thể thức bắt buộc, hợp đồng sẽ không có hiệu lực.
 
Để phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cần chú ý các quy định về mua sắm chính phủ, vì việc mua sắm chính phủ thường theo các thể thức riêng biệt.
 
Nhà nước là một chủ thể pháp luật đặc biệt, có quyền ưu đãi, miễn trừ trong quan hệ dân sự, không bị kiện ra tòa và trọng tài, vì vậy không thể buộc Nhà nước thực hiện cam kết. Điều đó có nghĩa là sẽ không có bất kỳ biện pháp hay cơ chế nào để cưỡng chế Nhà nước thi hành nghĩa vụ tài sản. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng với Nhà nước cần xem luật quốc gia có quy định Nhà nước đương nhiên từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ hay không khi tham gia các quan hệ dân sự.
 
Nếu không có quy định hoặc không chắc chắn điều đó, hãy yêu cầu một thỏa thuận với Nhà nước về việc Nhà nước phải tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ.
 
Khi đó có thể kiện Nhà nước trước tòa án hoặc trọng tài và có thể cưỡng chế Nhà nước thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà Nhà nước đã cam kết hoặc phát sinh từ cam kết của Nhà nước. Việc cơ quan nhà nước thỏa thuận giải quyết tranh chấp trong hợp đồng cũng là cách Nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ.
 
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
 
Pháp nhân là một chủ thể pháp luật đặc biệt, có năng lực hành vi dân sự và vì vậy cũng là một chủ thể/của pháp luật hợp đồng, có quyền giao kết các hợp đồng. Pháp nhân là một chủ thể pháp luật đặc biệt, không phải là một con người cụ thể, là một con người pháp lý Điều 84-99 BLDS. Vì vậy, khi giao kết hợp đồng với pháp nhân, cần chú ý một số một số vấn đề sau đây liên quan đến hợp đồng của pháp nhân:
 
+ Nhận biết một pháp nhân: Có thể nhận biết một pháp nhân thông qua:
 
Trong trường hợp thành lập theo luật, có thể xem văn bản pháp luật đã quy định rõ tổ chức đó là một pháp nhân. Ví dụ: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định rõ “Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân”.
 
Khi Nhà nước thành lập một tổ chức, quyết định thành lập ghi rõ tổ chức đó là một pháp nhân. Ví dụ: Khi thành lập Đài truyền hình Việt Nam, trong Quyết định thành lập đã ghi rõ Đài truyền hình Việt Nam
là một pháp nhân.
 
Pháp luật quy định các tổ chức được thành lập theo pháp luật sẽ là pháp nhân. Ví dụ pháp luật về hội quy định các hội có đăng ký sẽ là pháp nhân, Luật doanh nghiệp 2005 quy định công ty cổ phân, công ty trách nhiệm hữu hạn là pháp nhân... Các tổ chức này là pháp nhân từ ngày đăng ký, vì vậy chỉ cần xem trong danh bạ đăng ký là có thể biết một tổ chức có là pháp nhân hay không. Thông thường, pháp luật các nước đều quy định các doanh nghiệp là pháp nhân phải ghi rõ chế độ trách nhiệm hữu hạn (LTD) trên biển hiệu và các giấy tờ giao dịch. Vi phạm quy định này có thể coi là một hành vi lừa đảo.
 
+ Trách nhiệm tài sản của pháp nhân.
 
Pháp nhân có tài sản riêng, tách bạch với tài sản của thành viên, vì vậy pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
đối với các nghĩa vụ của pháp nhân.
 
Ví dụ: Pháp nhân B có tổng các nghĩa vụ phải trả là 10.000.000 USD. Tài sản trên bảng cân đối cố 2.000.000 USD khi kết thúc hoạt động. Nếu tài sản đó là tiền, B chỉ thanh toán cho các chủ nợ 2.000.000 USD. Nếu tài sản đó không phải là tiền, B chỉ thanh toán bằng số tiền đã phát mại tài sản trên Bảng cân đối tài sản. Nếu B chấm dứt hoạt động, các chủ nợ không còn quyền đòi số nợ chưa được trả.
 
Cũng có một ngoại lệ về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân nếu hợp đồng được giao kết đã thỏa thuận áp dụng luật án lệ. Luật án lệ đã áp dụng một học thuyết về “trách nhiệm xuyên suốt” của pháp nhân trong một số trường hợp nhất định.
 
Ví dụ: Các thành viên của một pháp nhân đã điều hành hoạt động không đúng nguyên tắc đã quy định trong điều lệ của pháp nhân
phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản cá nhân đối với đối tác của mình...
 
Tài sản của pháp nhân được thể hiện trên Bảng cân đối tài sản hoặc giá trị thực tế khi phát mại. Khi giao kết hợp đồng với pháp nhân không chỉ đánh giá tài sản qua vật như nhà xưởng, máy móc..., cũng như các quyền tài sản mà chủ yếu đánh giá theo Bảng cân đối tài sản. Kết quả thực tế chỉ có được khi phát mại tài sản.
 
+ Pháp nhân có người đại diện.
 
Điều đó được quy định rõ trong luật, quyết định thành lập của cơ quan nhà nước hoặc trong điều lệ của pháp nhân. Đối với pháp nhân phải đăng ký thì phải đăng ký cả tên người đại diện cho pháp nhân vào danh bạ.
 
Người đại diện là người nhân danh pháp nhân để giao kết hợp đồng. Người đại diện có thể ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng. Việc ủy quyền phải theo pháp luật hoặc điều lệ của pháp nhân. Người đại diện không thể tùy tiện ủy quyền cho bất kỳ người nào cũng được.

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
 

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê